Tự do cho kiểm toán

Xử lý khi công ty không thực sự góp vốn theo điều lệ

1 bạn hỏi:

Công ty em làm là công ty gia đình, đăng ký vốn điều lệ 7 tỷ, nhưng không thực sự góp đủ. Kế toán cũ xử lý bằng cách treo trên tài khoản 141 Tạm ứng cho sếp. Em lo công ty sẽ bị phạt. Vậy em nên xử lý như thế nào?

Trả lời:

Mình hiểu bạn là kế toán, lo cho công ty khỏi bị phạt tiền là tốt. Nhưng, mình lưu ý, bạn chỉ là kế toán, không được tự ý quyết định nhé. Bạn có thể trao đổi rủi ro bị phạt tiền với giám đốc, để xem sếp muốn hướng xử lý như thế nào (giảm vốn đăng ký, hay cứ để yên đấy). Từ phương hướng đó, bạn mới đưa ra phương án giải quyết cho sếp.

Còn với tư cách 1 người kinh doanh, mình hiểu sếp bạn chủ đích đăng ký vốn điều lệ như vậy. Tiền phạt của việc không góp đủ vốn rất nhỏ, không đáng kể so với điều sếp bạn đang muốn. Và trong thực tế, rất ít tình huống bị xử phạt do không góp đủ vốn. Vì thẩm quyền này không thuộc cơ quan thuế. Đây là phần bạn sẽ không google ra! Vì kế toán chỉ nghĩ đến việc vi phạm thì phạt bao nhiêu, mà không nghĩ đến rủi ro bị phạt ra sao, ai kiểm tra mà phạt. Thẩm quyền này thuộc về Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư. Và họ không có thời gian đi kiểm tra việc này đâu. Chỉ có 1 số vụ lớn như cá nhân 8x thành lập doanh nghiệp với vốn đăng ký 500.000 tỷ đồng thì họ mới quan tâm thôi. Đó mới là các vụ có yếu tố gian lận, lợi dụng việc đăng ký doanh nghiệp để trục lợi bất chính.

Còn với các công ty bình thường, vốn điều lệ 7 tỷ, 70 tỷ, hay 70 triệu không quá quan trọng với người kinh doanh đâu. Họ sẽ xem báo cáo tài chính và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bạn để ra quyết định, chứ không quá để ý đến vốn điều lệ này. Vì, như bạn nói, nó quá dễ để khai man lên, thì xem làm gì.

Chưa kể, việc góp vốn vào rồi treo ở tạm ứng không phải là gian lận trọng yếu với công ty gia đình của bạn. Nó chỉ là vấn đề với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thôi.

Hi vọng là bài viết này giúp bạn học được điều gì đó. Đừng quá bó hẹp vào tầm nhìn của kế toán nhé.

error: Content is protected !!