Nếu bạn đang hoặc sắp làm kiểm toán, hãy thử đọc bài viết Những vấn đề khó mà đa số kiểm toán viên không làm được, rồi thử xem bạn giải quyết được bao nhiêu vấn đề, cũng nên hỏi cả những người khác xem. Còn mình đã đưa ra phương án cho các vấn đề đó ở các bài viết chuyên môn. Nhiều người cho rằng những vấn đề mình nêu ra không phải việc của KTV BCTC, mà của KTV nội bộ, thanh tra, kiểm toán nhà nước, công an kinh tế… Mình có phản hồi lại bằng bài viết KTV không cần phát hiện và không chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra gian lận? Các bạn nên đọc hết các bài viết đó, và xem các video miễn phí trong từng khóa học của mình, nếu thấy hay thì hãy quay lại đây đọc tiếp.
Mình tạo ra các khóa học này với mong muốn chia sẻ cho các bạn 1 sự thật, 1 sai lầm mà những người theo nghề kiểm toán đang mắc phải.
Các bạn có nhận thấy là nghề kiểm toán rất đặc thù, mà không có 1 ngành nghề nào giống như vậy. Đó là số lượng tuyển dụng nhân sự hàng năm của các công ty kiểm toán rất lớn so với quy mô lao động của họ. Năm nào cũng vậy.
Các bạn có thể nghĩ là vì các công ty kiểm toán bị “chảy máu chất xám”. Kiểm toán viên vào được đào tạo vài năm cho cứng cáp, cho có thương hiệu cá nhân, làm đẹp CV (đặc biệt là làm ở Big 4). Khi đã đủ lông đủ cánh rồi thì rời công ty kiểm toán để đến với những công việc có mức lương cao hơn.
Điều này đúng. Chất lượng đào tạo tại trường lớp không thể đủ để sinh viên mới ra trường có thể làm việc thực sự được. Ở ngành nghề nào cũng vậy, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian đào tạo lại. Với nghề kiểm toán, các công ty kiểm toán đúng là đào tạo rất nhiều cho các bạn. Thậm chí, 1 số công ty Big 4 còn không quan trọng chuyên môn của bạn, mà chỉ cần bạn có khả năng giao tiếp tốt. Vì họ tin là trong thời gian ngắn, có thể đào tạo các bạn tốt hơn trường học.
Điều này đúng, không thể phủ nhận. Nhưng, các bạn chưa thấy được câu chuyện tiếp sau đó. Có 1 sự hiểu lầm rất lớn của mọi người đối với nghề kiểm toán. Ai chưa làm kiểm toán đều nghĩ rằng, doanh nghiệp đã có kiểm toán vào rồi, thì phải đúng hết, không còn gian lận nào nữa.
Ở đây, mình không nói đến vấn đề trọng yếu hay không, hay năng lực của kiểm toán viên là tùy người, có thể có người này người kia. Mà mình muốn nói là, công việc kiểm toán các bạn sắp làm chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính. Mình dùng ngôn ngữ bình dân để ai không học ngành này cũng có thể hiểu được: kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) là xem BCTC có đúng theo các quy định về lập BCTC hay không thôi. Kiểm toán BCTC tập trung đến các gian lận trên BCTC, chứ các gian lận khác về kinh doanh, về biển thủ (ví dụ như thông đồng với nhà cung cấp để đẩy giá ăn hoa hồng), thì các công ty kiểm toán thường không xem tới. Mặc dù chuẩn mực kiểm toán BCTC có quy định rõ ràng có 2 loại gian lận là gian lận làm đẹp, làm xấu BCTC, và gian lận biển thủ tài sản. Nhưng, các công ty kiểm toán thường không kiểm tra gì về gian lận biển thủ này. Bởi vì, nói thật đi, các bạn học kiểm toán trước khi đọc đến đây, có biết rằng chuẩn mực kiểm toán có quy định như vậy không? Việc học 1 cách hời hợt, hay chỉ học theo slide, theo sách, mà không đọc chuẩn mực có tác hại như vậy đấy.
Ngoài kiểm toán BCTC ra, còn có kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động nữa. Nói dễ hiểu, thì kiểm toán tuân thủ là xem đơn vị có tuân thủ đúng các quy định không (ví dụ như quy định nội bộ của đơn vị, hoặc quy định nào đó của Nhà nước); còn kiểm toán hoạt động là xem hoạt động của đơn vị có tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực không. 2 loại kiểm toán này thường ít gặp trong thực tế. Bởi vì, như đã nói ở trên, người thuê kiểm toán thường hiểu là kiểm toán đã làm các nội dung đó rồi.
Các công ty kiểm toán có thể nói rõ công việc kiểm toán là chỉ tập trung vào BCTC thôi, hoặc họ có thể không làm rõ cho khách hàng. Đó là chuyện của họ. Vấn đề ảnh hưởng đến các bạn là, các bạn làm kiểm toán chỉ được làm về kiểm toán BCTC, và chỉ kiểm tra gian lận trên BCTC, chứ không động đến gian lận biển thủ tài sản (dù cho gian lận này có ảnh hưởng đến BCTC, mà đã quy định rõ trong chuẩn mực). Thậm chí, kể cả chỉ trong BCTC, thì các bạn cũng chỉ phát hiện ra 1 vài sai sót thôi, như là tính đúng kỳ, tính phân loại! Chứ thường không sờ đến gian lận đâu.
Thật ra thì, các gian lận BCTC, các sếp kiểm toán biết được hết. Họ phân tích ra ngay, hoặc hỏi thẳng khách hàng có vấn đề gì không, nếu ở mức có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp kiểm toán hỗ trợ bằng các nghiệp vụ kế toán để xử lý, còn không thì từ chối hợp đồng luôn, vì đã thực hiện hợp đồng kiểm toán thì họ sẽ phát hiện ra được thôi.
Việc không phát hiện ra các gian lận trong BCTC có thể xuất phát từ nguyên nhân do hạn chế trong năng lực kiểm toán, hoặc hạn chế trong quan điểm về cách kiếm tiền của đa số mọi người, rằng có thể gian lận 1 chút cũng được, miễn là kiếm được tiền, và chưa bị bắt. Mình không nói Việt Nam thôi đâu, mà trên thế giới cũng vậy. Bạn học kiểm toán thì không thể nào không biết vụ gian lận của hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, Arthur Andersen, đúng không? Tiếp đó còn rất nhiều scandal lớn nữa, mà nổi tiếng nhất gần đây là vụ của Wirecard trong năm 2020, khi công ty này gian lận đến 2 tỷ euro ở khoản mục TIỀN, qua rất nhiều năm, mà báo cáo kiểm toán của Big 4 là EY từ trước đến giờ đều là chấp nhận toàn phần. Đây không phải là gian lận đâu, mà là sự yếu kém trong năng lực kiểm toán. Ở trong khóa thực hành kiểm toán, mình sẽ có video phân tích rõ hơn về vụ Wirecard này.
Việc các công ty kiểm toán làm gì, thì kệ họ thôi. Quan trọng là việc này ảnh hưởng gì đến các bạn, những kiểm toán viên tương lai. Bạn vẫn nghĩ là làm kiểm toán 1 vài năm, dù cho cực 1 chút, nhưng đổi lại học được nhiều thứ, để sau này dễ kiếm việc ngon hơn ư? Việc chỉ làm kiểm toán BCTC, dù cho có phát hiện được gian lận trong BCTC hay không, mà không đi sâu đến các vấn đề khác như gian lận biển thủ tài sản, hoặc vẽ ra 1 quy trình kiểm soát nội bộ chuẩn cho công ty, hoặc tư vấn thuế, hoặc tư vấn phát triển kinh doanh, thì người sử dụng lao động cũng không cần bạn đâu. Vì các gian lận trong BCTC là do chính giám đốc, kế toán của công ty làm, họ đâu cần thuê bạn về chỉ cho họ sai ở đâu. Họ cần những điều kia kìa.
Đúng là thời gian đầu kiểm toán viên nhảy việc kiếm được công việc mới rất ngon. Nhưng, đó là bởi vì người ta nghĩ kiểm toán là biết được hết các điều trên. Đến khi thực sự vào làm rồi, nếu các bạn không thể hiện ra mình có thể cung cấp giá trị gì cho công ty, thì sớm muộn cũng bị buộc thôi việc thôi. Những kiểm toán viên có 5-7 năm kinh nghiệm cũng vậy, có quá nhiều thực tế, mình không nói, các bạn có thể tự hỏi những người thân làm kiểm toán, hoặc xem review trên mạng xem. Còn mình quen cả những Manager, Partner của công ty kiểm toán lớn, có bằng CPA, ACCA hoành tráng, khi nghỉ việc kiểm toán được tuyển làm trưởng ban kiểm soát, phó giám đốc của các công ty lớn, cũng đều sớm bị out ra.
Và 1 vòng lặp mới lại bắt đầu, cho những tân sinh viên thực tập.
Mình nói điều này không phải để các bạn vỡ mộng, mà là để chia sẻ cho các bạn cách giải quyết. Cuộc sống này cũng như vậy thôi. Đấy là con đường chung của những người bình thường. Muốn đạt được những điều mà người thường không có được, bạn phải làm những điều mà người thường không làm được.
Hãy ghi câu này vào trong sổ tay của bạn:
Muốn đạt được những điều mà người thường không có được, bạn phải làm những điều mà người thường không làm được.
Hãy cố gắng trau dồi kiến thức kế toán, kiểm toán, thuế, luật, kinh doanh, và giao tiếp trong quá trình làm việc kiểm toán. Không có 1 ngành nghề nào có thể cho bạn cơ hội được tiếp xúc với nhiều công ty, được đi sâu vào sổ sách, vào hoạt động kinh doanh của họ, được phỏng vấn rất nhiều người từ các phòng ban khác nhau,… như kiểm toán đâu. Hãy cứ làm công việc mà công ty kiểm toán giao cho bạn. Ngoài ra, hãy xem đến những điều mà mình nói. Dù cho có đọc hết chuẩn mực, thông tư, luật, sách vở thì cũng không bằng việc được vận dụng trong thực tế. Nhưng, nếu đã đọc rồi, thì các bạn mới biết cần kiểm tra cái gì, có rủi ro ở chỗ nào. Khi đó, bạn mới nhớ và hiểu được những điều đã đọc. Lúc này, bạn mới có đủ bản lĩnh để bước tiếp con đường sự nghiệp.
Nghề kiểm toán là 1 mỏ vàng. Vấn đề chỉ là, không phải ai cũng đủ kiên trì, sáng suốt để đào nó.
Việc đọc chuẩn mực, thông tư, luật là 1 điều chán ngắt, và khó hiểu. Mình hiểu điều này, vì thời đại học, mình đã từng đọc hết chuẩn mực kế toán và kiểm toán, đọc 1 vài thông tư về thuế, nhưng có rất nhiều chỗ không thể hiểu họ đang muốn nói cái gì. Thầy cô có giảng dạy, có soạn sách để sắp xếp ý cho khoa học hơn, nhưng mình vẫn thấy chưa đủ để có thể làm thực tế.
Cho đến khi làm việc thực tế, sau nhiều năm, mình mới hiểu được những điều trong chuẩn mực, thông tư. Mình phát hiện ra 1 điều là, phải đọc từng chữ 1, từ trên xuống dưới của tất cả chuẩn mực, thông tư, thì sẽ giúp ích rất nhiều. Chứ nhiều người chỉ muốn học ít, đọc slide tóm tắt, kể cả là đọc hết cả giáo trình, chứ không chịu đọc chuẩn mực, thông tư. Họ bị bỏ sót rất nhiều thông tin quan trọng. Mình từng kiểm toán BCTC cho 1 công ty trong Big 4. (Mình kiểm tra họ, chứ không phải là nhân viên của họ nhé. Luật Kiểm toán độc lập yêu cầu BCTC của các công ty kiểm toán phải được kiểm toán hàng năm). Có rất nhiều chị kế toán trước là kiểm toán viên của công ty đó, có đầy đủ bằng ACCA, CPA, nhưng mình vẫn chỉ ra được hàng chục sai sót của họ, cả về kế toán lẫn thuế.
Cho nên, mình muốn khuyên các bạn: Hãy đọc thật kỹ tất cả chuẩn mực, thông tư. Vứt hết đống slide, sách vở đi.
Nếu cảm thấy việc tự đọc quá nhàm chán, thì các bạn có thể xem các khóa lý thuyết của mình. Mình sẽ nói tóm lược nội dung các khóa học ở phần sau. Ở trong từng khóa học, sẽ có nội dung chi tiết hơn. Giá của các khóa lý thuyết chỉ tầm 500k thôi. Có cả rất nhiều khóa khác giá 100-300k. Mình cũng có khóa thực hành kiểm toán giá 2tr, ở đó sẽ có ví dụ thực tế cách làm chuẩn cho từng phần hành, các sai sót, gian lận mình đã phát hiện ra trong quá trình kiểm toán, và cách mình phát hiện ra chúng. Từng khóa có rất nhiều video miễn phí, các bạn có thể vào thử xem có hay không.
Về giá cả: dịch vụ tốt thì sao giá thấp được. Đây là quan điểm do bạn chưa biết cách kiếm tiền thực sự. Vì chưa biết cách kiếm tiền chân chính, nên mới có nhiều vụ gian lận BCTC giữa doanh nghiệp và công ty kiểm toán như vậy, cũng như ở tất cả các ngành nghề khác. Người ta chỉ biết làm ăn là phải mánh khóe, thủ đoạn, ta không lừa người thì người sẽ gạt ta. Thế cho nên người nông dân mới sẵn sàng đầu độc chính đồng bào của mình, doanh nghiệp sẵn sàng hủy hoại môi trường, cán bộ sẵn sàng tham ô… Tất cả đều do thiếu hiểu biết về làm giàu chân chính, và không thấu hiểu nhân quả trong mọi hành động của bản thân.
Việc làm giàu chân chính là cung cấp giá trị cho người khác, đổi lại, bạn sẽ có được tiền. Công thức rất đơn giản. Nhưng ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho việc làm giàu chân chính này dễ hơn bao giờ hết. Bạn nghĩ là: bác sĩ cứu người, với ca sĩ, ai cung cấp giá trị cao hơn? Hẳn là với mỗi người thì bác sĩ giúp cứu sống họ sẽ cho giá trị cao hơn ca sĩ. Nhưng, trong 1 lần thực hiện, bác sĩ chỉ cung cấp giá trị cho 1 người. Còn ca sĩ có thể làm cho nhiều người. Thế cho nên, bác sĩ kiếm nhiều tiền hơn ca sĩ là chưa chắc. Đặc biệt là ngày nay, bác sĩ vẫn chỉ có thể cung cấp giá trị cho 1 người trong 1 lần thực hiện. Còn ca sĩ đã có thể hát cho cả tỷ người.
Thời đại bây giờ là cuộc đua của dịch vụ tốt nhất, với giá rẻ nhất. Bởi vì, nếu không làm như vậy, người khác sẽ vượt mặt bạn, và chiếm hết thị phần. Điều này có lợi cho người tiêu dùng, và đây mới là phát triển kinh tế thực sự. Bạn có thể thấy rõ điều này trong nhiều năm qua, từ những ứng dụng thân quen như google tìm kiếm, google map, cho đến vô vàn các phần mềm, ứng dụng khác. Nó hoàn toàn miễn phí!
Của rẻ liệu có phải của ôi? Mình nghĩ câu hỏi đúng ở đây phải là: Làm sao để trở thành người mua hàng thông minh. Từ thời chưa có các hình thức online như bây giờ, thì việc mua bán offline cũng đã rất khó kiểm tra hàng thật, hàng giả rồi. Chưa kể đến là họ bán cho chúng ta những thứ ta chưa cần. Ví dụ đơn giản như đi sửa xe, mình tin là nhiều bạn đã gặp phải tình huống này, thợ sửa xe báo xe hỏng 1 đống thứ, cần phải thay. Ta đâu thể có chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực để biết họ tư vấn có đúng không.
Đến thời online như bây giờ, mọi thứ càng trở nên phức tạp. Nếu có lừa đảo, thì rất khó truy bắt. Cho nên, mình sẽ mách cho các bạn mẹo để trở thành người mua hàng thông minh trong thời đại điên đảo này:
Mẹo để trở thành người mua hàng thông minh trong thời đại điên đảo này
1, So sánh với các hãng khác. Hãy hỏi thẳng họ chi tiết giá trị họ trao cho ta là gì. Có điều gì hơn các hãng khác.
Hiện trên thị trường có rất nhiều đơn vị đào tạo kiểm toán. Nhưng họ chỉ nói chung chung về chương trình đào tạo, chứ không chi tiết như mình. Trong khi giá cả lại rất cao. Tổng giá trị tất cả các khóa của mình cũng chỉ khoảng 5tr, thậm chí chưa bằng 1 khóa của họ.
Giá cả là 1 thế mạnh của mình. Nhưng, mình không muốn bạn mua cái gì vì giá của nó thấp. Hãy xem đến chất lượng của nó, và giá trị nó mang lại cho bạn, so với giá mà bạn phải bỏ ra.
Bạn cần dành thời gian tự kiểm chứng việc này. Hãy đọc hết các bài viết phân tích của mình, và xem hết các video miễn phí, rồi so sánh với các nơi khác. Nếu như thấy nơi khác tốt hơn, hãy chọn nơi đó. Mình chỉ đang khuyên bạn phải tự bỏ thời gian để rà soát thị trường.
Và, để đánh giá năng lực của mình, bạn hãy chọn ra 1 gian lận cụ thể, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra cho bạn. Đây là điều mà không phải ai cũng cho bạn, nếu không có bản lĩnh thực sự. Hãy thử hỏi các nơi đào tạo khác như vậy xem sao.
2, Yêu cầu dùng thử.
Việc yêu cầu dùng thử với các khóa học online có vẻ khó. Nhiều đơn vị có cho xem thử 1 vài video giảng dạy. Nhưng các nội dung đó quá sơ đẳng. Bạn có thể dễ dàng có được các kiến thức đó ngay trong năm đầu làm kiểm toán. Còn với mình, mình tự tin với kiến thức của mình. Nội dung khóa học của mình đủ nhiều, đủ hấp dẫn, để mình có thể chia sẽ miễn phí cho các bạn rất nhiều nội dung hay trong các khóa học, mà không sợ mất nghề. Hãy xem thử các video đó.
Hơn thế nữa, đây là các nội dung chưa từng có ai dạy, thậm chí, chưa từng biết. Vì mình rất thích đi sâu vào gian lận, vấn đề. Nên mặc kệ người khác nói gì, mình vẫn nghiên cứu, tìm tòi thật kỹ xem có vấn đề gì không. Mình đã phát hiện được rất nhiều gian lận, cũng như rủi ro về thuế, mà đến cả Manager, Partner cũng không biết đến. Mình không muốn nói quá về bản thân. Các bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra bằng cách xem thử các video miễn phí của mình, và đọc kỹ nội dung khóa học của mình. Nếu có điều gì không đúng như quảng cáo, các bạn hoàn toàn có bằng chứng để chứng minh. Hãy chụp lại những gì mình đã quảng cáo. Theo Bộ luật Hình sự, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2tr là có thể đi tù. Nếu bạn mua khóa học dưới 2tr, hãy liên kết với người khác cùng cảnh ngộ. Mình có lập group các thành viên tham gia khóa học của mình. Hãy kết bạn với họ.
Sau này, có thể có người dùng video của mình bán cho người khác. Hoặc người học của mình dạy cho người khác, hay họ tự làm video giảng dạy. Việc tự ý bán video của mình là phạm pháp. Còn việc tự làm video mới, giảng dạy theo ý hiểu của bạn, theo cách thức của bạn, là hợp pháp. Nhưng, mình vẫn tự tin là mình cung cấp giá trị nhiều nhất cho các bạn. Mình có lập group để giải đáp mọi thắc mắc của học viên. Mình tin là có thể trả lời mọi câu hỏi của các bạn. Đây là 1 giá trị không ai có thể thay thế được, nếu không có bản lĩnh, kiến thức thực sự. Nếu gặp các nơi khác bán video tương tự như ở đây, các bạn phải tự là người lựa chọn thông minh. Có thể họ sẽ bán với giá rẻ hơn, nhưng hãy xem lại giá các khóa học của mình, nó chỉ có vài trăm nghìn thôi. Rẻ hơn nữa thì có đáng không, nếu bạn không thực sự hiểu bài học, hoặc gặp trường hợp thực tế mà bài học chưa đề cập đến, lại không có ai có thể giúp bạn?
3, Yêu cầu phương thức thanh toán an toàn.
Đây là 1 vấn đề khó, đặc biệt trong ngành dịch vụ này. Tuy nhiên, mình sẽ kết hợp các kiến thức mình biết, để cung cấp cho các bạn phương thức thanh toán an toàn nhất, mà chưa có bên cung cấp khóa học online nào có, đó là:
– Mình sẽ cho các bạn quyền truy cập vào khóa học trong vài phút. Bạn có thể chọn bất kỳ 1 video nào, hoặc xem nhiều video, mỗi video 1 tí, xem có thật không. Sau đó, thấy an tâm thì mới thanh toán. Hoặc, tốt nhất là bạn đưa ra 1 vấn đề, mình sẽ lọc ra video phù hợp nhất cho bạn xem thử. Mình sẽ cân nhắc việc này tùy vào khóa học. Và các bạn có thể chọn 1 gian lận cụ thể, để mình hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra làm sao để phát hiện ra.
– Mình sẽ cho bạn quyền đòi lại tiền nếu khóa học không đúng như quảng cáo, trong bất cứ lúc nào. Hãy chụp lại phần này làm bằng chứng.
Đây là các hỗ trợ tốt nhất rồi. Mình hi vọng không có ai lợi dụng 2 điều này để xem trộm video của mình mà không trả phí. Dù cho bạn chọn không thanh toán ở bước 1, hay đòi lại tiền ở bước 2, xin vui lòng đưa ra điểm không đúng về bản chất, hoặc chưa đầy đủ trong khóa học của mình. Hãy sống thành thật với nhau.
Vậy anh có những khóa học gì?
Mình dạy chủ đạo về kiểm toán, gồm cả thực hành và lý thuyết, cùng với lý thuyết của các phần phụ trợ cho nghề kiểm toán như kế toán, thuế, luật, thẩm định giá, kinh doanh… Các bạn hãy vào từng khóa học để xem nội dung chi tiết. Có rất nhiều video miễn phí cho các bạn xem.
Các khóa học đang được gấp rút hoàn thành. Mình sẽ nói sơ lược nội dung các khóa như sau:
1, Thực hành kiểm toán: Gồm tất cả công việc chuẩn chỉ cho từng phần hành kiểm toán.
Mình sẽ không chỉ dạy những gì mà các công ty kiểm toán và những kiểm toán viên tiền nhiệm sẽ dạy bạn. Nếu chỉ thu tiền các bạn từ những kiến thức đó thì mình sẽ không mở khóa học này đâu. Nhưng các bạn cứ an tâm, các kiến thức cơ bản đó vẫn có đầy đủ trong khóa học.
Có rất nhiều kỹ thuật kiểm toán do mình tự nghĩ ra để phát hiện sai sót, gian lận. Các phương pháp kiểm toán trong chuẩn mực chỉ nói chung chung thôi, mà trong thực tế, nó hoàn toàn dựa vào năng lực xét đoán của kiểm toán viên. Mà điều này phụ thuộc rất lớn vào kiến thức khác ngoài kiểm toán, đặc biệt là về kinh doanh, thứ mà các kiểm toán viên rất yếu.
Mình sẽ nói qua 1 vài ví dụ: Mình đã từng nhìn vào hàng tồn kho là biết công ty đang giấu doanh thu; nhìn vào doanh thu, lợi nhuận là biết công ty có khả năng ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục (dù rất có lãi); nhìn vào công nợ phải trả người bán là biết công ty có rủi ro pháp lý (không phải không đủ tiền trả nợ); nhìn vào tiền vay là biết công ty đang gian lận đẩy doanh thu, lợi nhuận; …
Đó là các gian lận lớn. Còn các sai sót, có thể giúp ích nhiều hơn cho các bạn nếu làm kế toán, ví dụ như: rà soát tính chính xác của giá thành tất cả mặt hàng; 1 thủ tục mà kiểm tra được tính chính xác của gần như tất cả các loại số dư; đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và giá vốn của tất cả các mặt hàng (ví dụ, doanh thu bán 100 sản phẩm, mà giá vốn ghi nhầm của 101 sản phẩm); tìm nguyên nhân chênh lệch tờ khai thuế GTGT, thông báo đóng bảo hiểm; …
2, Lý thuyết kiểm toán: gồm các chuẩn mực kiểm toán và Luật Kiểm toán độc lập.
Tất cả các phần lý thuyết mình đều đã đọc từng chữ trên chuẩn mực, thông tư, luật, rồi rút gọn, sắp xếp lại thành các ý cho khoa học. Chắc hẳn các bạn đã từng đọc 1 vài chuẩn mực rồi. Rất dài dòng và khó hiểu phải không. Vì nó không được sắp xếp khoa học, và có rất nhiều nội dung trùng lặp.
Sau đó, mình có tô đậm các từ khóa, các nội dung quan trọng. Mình có phân tích ưu, nhược điểm, cùng với tình trạng thực tế. Mình cũng có tóm tắt lại nội dung đã học ở cuối mỗi video nữa.
Đảm bảo sự ngắn gọn, đủ ý, có phân tích và thực tế, dễ hiểu, dễ nhớ.
3, Lý thuyết kế toán: gồm các chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán.
4, Thuế: Mình có thể chia ra thành 3 khóa riêng:
4.1. Thuế GTGT, TNDN, TNCN: gồm các thông tư hướng dẫn 3 loại thuế này. Mình tách ra để các bạn có thể thi lý thuyết ở các công ty kiểm toán trọng về kiến thức.
4.2. Quy định hải quan + thủ tục kiểm tra của hải quan: Gồm luật và thông tư hướng dẫn các điều này. Phần này tách riêng ra vì thủ tục kiểm tra của hải quan sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về thủ tục kiểm toán. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu về thủ tục hải quan để đánh giá rủi ro khi công ty có xuất nhập khẩu.
4.3. Quy định về các loại thuế còn lại: thuế XNK, thuế nhà thầu, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế BVMT, lệ phí khác; quy định về quản lý thuế và hóa đơn, chứng từ; quy định về chuyển giá.
5. Luật (áp dụng vào trong kiểm toán): Mình sẽ tách thành 2 khóa:
5.1. Luật lao động, bảo hiểm.
5.2. Luật (còn lại – áp dụng vào trong kiểm toán): (Luật DN, Chứng khoán, Phá sản, Cạnh tranh), (Đất đai, Xây dựng, Đầu tư, Kinh doanh BĐS, Nhà ở, PCCC), (BVMT, Khoáng sản, Tài nguyên nước), (Dân sự, Tố tụng DS, Hình sự, Tố tụng HS, Thương mại, Sở hữu trí tuệ), (AT thực phẩm, Bảo vệ QL người TD, Chất lượng SP HH, Tiêu chuẩn quy chuẩn KT), …
6. Excel trong kiểm toán: Mình cũng tách thành 2 khóa:
6.1. Excel trong kiểm toán: Gần như toàn bộ chức năng của excel sử dụng trong kiểm toán. Có rất nhiều ví dụ xử lý các tình huống trong thực tế, mà nếu không thạo về excel, sẽ phải loay hoay mất rất nhiều thời gian cũng không xong.
6.2. Excel trong kiểm toán (Cao thủ): Kết hợp hiểu biết về kiểm toán và exel để liệt kê ra tất cả, hoặc gần như toàn bộ các trường hợp có 1 loại sai sót nào đó. Kiểm toán viên thường chỉ biết kiểm tra chọn mẫu. Nếu phát hiện ra 1 sai sót, họ thường không thể suy ra tổng thể có bao nhiêu sai sót như vậy. Cần phải thành thạo cả về kiểm toán và excel mới liệt kê ra các trường hợp có cùng sai sót đó.
7. Ngoài ra, mình cũng có thể dạy về thẩm định giá, kinh doanh, phương pháp học mọi thứ, phương pháp tìm kiếm thông tin, … nếu các bạn muốn.
Điều khoản dịch vụ
1, Trách nhiệm của mình (Bên cung cấp dịch vụ)
Các bạn nên đọc thật kỹ tất cả những quảng cáo mình đã viết. Chụp lại làm bằng chứng.
Ở đây, mình sẽ tóm tắt các nội dung chính:
– Mình cam kết nội dung của các khóa học là đúng, đầy đủ, hấp dẫn, giải quyết nhiều vấn đề, thiếu sót trong kiểm toán, và có nhiều thứ chưa từng có ai dạy, kể cả là công ty kiểm toán hay giảng viên đại học. Nó thể hiện rõ nhất ở trong khóa thực hành kiểm toán. Còn ở các khóa lý thuyết, các nội dung này vẫn cố định ở chuẩn mực, thông tư, luật thôi. Nhưng mình thấy những người từng dạy mình, nói chuyện với mình đều có những thiếu sót, chưa đầy đủ. Mình không muốn kiếm tiền từ việc dạy những thứ mà sau này các bạn sẽ biết.
Các bạn có thể tự kiểm chứng rõ nhất khi đi làm kiểm toán. Hãy tự xem thử các hồ sơ kiểm toán. Bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ hay mình dạy mà họ bỏ sót. Điều này sẽ đúng nhất trong những năm đầu, bắt đầu từ năm 2021, khi mình mở khóa học này. Còn sau đó, các học viên của mình có thể sử dụng các kỹ thuật học được khi làm kiểm toán, làm cho các kỹ thuật này được phổ biến. Nếu muốn, bạn có thể chờ vào công ty kiểm toán để học theo đó. Nhưng chắc chắn là bạn sẽ không có được đầy đủ kiến thức như ở trong các khóa học cùa mình.
– Mình có thể cho các bạn vài phút vào xem thử video có thật và hấp dẫn không (Tùy thuộc vào độ dài từng khóa học). Tốt nhất là bạn đặt ra 1 vấn đề, để mình lựa ra video phù hợp nhất cho bạn xem. Và các bạn có thể chọn 1 gian lận cụ thể, để mình hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra làm sao để phát hiện ra.
– Mình cam kết hoàn lại tiền 100% nếu bạn thấy khóa học không đúng như quảng cáo, ở bất kỳ thời điểm nào.
– Mình cũng lập group facebook riêng để giải đáp mọi thắc mắc về nội dung bài học cho các bạn. Ngoài ra, các bạn có thể yêu cầu nội dung livestream, cả về bài học, về công việc kiểm toán hay về bất kỳ nội dung gì khác trong cuộc sống.
2, Trách nhiệm của bạn (Bên sử dụng dịch vụ)
Hãy sống thành thật với nhau. Đừng nên chỉ vì 1 vài đồng tiền mà bất chấp thiện ác. Bạn không thể biết bạn sẽ phải trả giá như thế nào cho gian lận của mình đâu.
Lưới trời lồng lộng. Luật nhân quả không bỏ sót 1 ai.
– Không lợi dụng lòng tốt của mình: Nếu bạn đã đồng ý mua khóa học, đã được mình cho tài khoản vào xem thử trong vài phút, nếu không đồng ý, bạn có quyền không mua, hoặc sau này, bạn có quyền đòi lại tiền, nhưng xin hãy chỉ ra điều chưa đúng trong khóa học của mình. Nếu mình thực sự sai về bản chất, khóa học của mình không mang lại tác dụng gì cho bạn, thì mình đồng ý. Còn nếu chỉ là những sai sót nhỏ, hãy cho mình cơ hội giải thích và sửa lại. Nếu bạn không có ý định cho mình giải thích, cũng như sửa những sai sót nhỏ, xin đừng mua khóa học ngay từ đầu. Và xin nhớ, nếu bạn xem nội dung quảng cáo, đồng ý mua, tức là có những nội dung mình viết trên quảng cáo mà bạn chưa tự giải quyết được. Chứ không thể xem hết video rồi nói bạn biết hết từ trước rồi, khóa học không mang lại giá trị gì.
– Không tải xuống, sao chép video, chia sẻ cho người khác, dù bạn có thu được lợi hay không. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Bạn có thể tự làm video dạy cho người khác, dựa trên kiến thức của mình. Điều đó hợp pháp. Nhưng, hãy tạo ra giá trị gì đó hơn mình. Như vậy sẽ có lợi cho bạn.
– Không chia sẻ mật khẩu, quyền xem video cho người khác. Giá khóa học của mình đã rất rẻ rồi, chỉ có vài trăm nghìn, trong khi nội dung rất tốt. Xin đừng mua 1 khóa học online nào, rồi chia sẻ cho cả chục người khác, để chia tiền. Khóa học của mình hay của bất kỳ ai cũng vậy. Mình buộc phải sử dụng công nghệ để hạn chế việc này. Mỗi tài khoản, mình sẽ chỉ cho phép truy cập tại 1 thiết bị máy tính. Tất cả các trang web đều có thể nhìn thấy số seri máy tính của bạn. Việc này không có nguy hiểm gì. Nó chỉ là chuỗi số để nhận diện máy tính của bạn trong hệ thống mạng, nó không cho thấy địa chỉ bạn đang ở, hay bất kỳ thông tin cá nhân nào khác. Hãy tự google xem người ta có thể làm gì xấu với số seri máy tính của bạn không. Ví dụ dễ thấy nhất là chức năng bảo mật của Google, Facebook sẽ không cho tài khoản của bạn đăng nhập trên 1 thiết bị lạ. Việc đó cũng dựa trên số seri. Và mình làm ở đây cũng như vậy. Khi giao dịch và sử dụng khóa học của mình, bạn nên dùng trên 1 máy tính cá nhân của bạn. Chỉ có máy đó mới được phép truy cập vào khóa học. Nếu bạn thay đổi máy tính, hãy liên lạc với mình để cập nhật. Nhưng, sẽ không hợp lý nếu việc này quá thường xuyên.
– Không cho người khác xem video của mình. Họ nên tự bỏ tiền. Bạn mua khóa học của mình là chỉ mua quyền xem nó cho riêng bạn thôi, chứ không có quyền khác như quyền sở hữu, quyền chia sẻ, quyền bán lại… Mình không thực sự có cách nào ngăn cản bạn làm việc này. Nếu có ai xem video của mình mà không trả phí, hoặc không trả tiền trực tiếp cho mình, hãy cứ xem, lúc nào thấy đáng để trả tiền cho mình cũng được.
Hãy cố gắng đọc hết những điều mình viết ở đây, và trong từng khóa học, để biết rõ về quyền hạn, trách nhiệm của bạn, và những giá trị mình cung cấp. Nếu đã đọc được đến dòng này, bạn có đủ tố chất để theo con đường sự nghiệp này rồi đấy.
Hướng dẫn sử dụng
Bạn cần đăng ký, đăng nhập mới xem thử các khóa học được. Có thể tạo tài khoản fake để xem thử. Nhưng khi mua khóa học, nên dùng email và tài khoản facebook của bạn, để phòng khi trang web hoặc facebook bị lỗi mất dữ liệu, thì mình vẫn có thể liên lạc được với các bạn.
Khi đã đăng nhập rồi, hãy vào nút “Khóa học” ở Menu phía trên cùng để xem các khóa mình đã có.
Bạn nên đọc hết nội dung từng khóa học trước khi xem video, như vậy mới thấy được cái hay. Bạn cũng nên xem trước các bài viết và video được xem nhiều nhất ở góc phải màn hình.
Bạn nên sử dụng máy tính để xem video. Xem trên điện thoại có thể không được, tùy vào điện thoại của bạn. Và video của mình có rất nhiều chữ, ví dụ như cả 1 giấy tờ làm việc thực tế. Màn hình nhỏ của điện thoại sẽ không nhìn thấy rõ được đâu.
Nếu có video nào nói nhanh quá, thì hãy dùng các extension điều chỉnh tốc độ video xuống còn 0.9-0.8 là đẹp. Mình thường dùng video speed controller.
Khi học 1 khóa bất kỳ thì bạn nên xem lần lượt từng video, đừng nhảy cóc sẽ không hiểu được đâu.
Chỉ nên xem video trên 1 trình duyệt cố định, không để ẩn danh, không xóa lịch sử duyệt web, không cài lại win… Làm như vậy sẽ bị thay số ID, sẽ không xem được video. Nếu lỡ làm như vậy, hoặc bắt buộc phải cài lại win, thì có thể nhắn lại mình để mình kích hoạt lại cho bạn.
Nếu xem video bị lag, hãy thử các cách sau: 1, Reset lại mạng (1 học viên của mình đã gọi điện đến tổng đài nhờ họ reset lại, xong đã xem được); 2, Kiểm tra lại xem bạn có dùng VPN chuyển IP sang nước khác không? (để chơi game chẳng hạn). Mình để video trên server ở Singapore, là gần với Việt Nam nhất. Nếu vậy, hãy chuyển lại IP về Việt Nam là xem được; 3, Việt Nam hay bị lỗi mạng, đứt cáp, dù vẫn xem được youtube nhưng có thể xem video của mình bị lag, vì youtube có hệ thống server riêng của họ. Nếu dùng cách 1 vẫn không được, thì hãy đợi thử 1 vài ngày, đến bao giờ xem được thì hãy mua khóa học của mình.
Thông tin thanh toán
Mình đã dừng bán khóa học từ năm 2024.
Thông tin liên lạc
Fanpage: Tự do cho kiểm toán (Admin: Nguyễn Quý Giáp)