Tự do cho kiểm toán

Bài test xem bạn có phù hợp với nghề kiểm toán không?

Hãy tự mày mò tìm hiểu các nội dung hữu ích trên trang web của mình. Hiện đang có hàng chục videobài viết miễn phí. Bạn có thể bắt đầu với bài viết Định hướng nghề kiểm toán, hoặc Định hướng nghề kế toán. Rồi xem bạn thuộc trường hợp nào trong các trường hợp sau:

Nội dung miễn phí của mình quá nhiều, làm bạn bị chóng mặt?

1, Nhiều bạn mới chỉ xem qua nội dung miễn phí của mình, đã thấy quá nhiều chữ, không muốn xem nữa. Dù cho ban đầu, bạn biết đến mình cũng từ những nội dung mình viết rất dài, rất hấp dẫn, mà bạn chưa từng thấy ở người khác.

Nếu bạn cảm thấy như vậy, thì ít nhất, mình cũng đã giúp cho bạn nhận ra bạn không phù hợp với nghề kiểm toán đâu. Kể cả nghề kế toán, hay các nghề khác liên quan đến số liệu, tư duy đều vậy. Bạn nên tìm hiểu lại sở thích, sở trường của bản thân. Đừng chọn nghề vì ý kiến của người khác.

Với nghề kiểm toán này, việc phải đọc các thông tư, chuẩn mực là điều hiển nhiên, bắt buộc. 1 phần lớn kiểm toán viên nghỉ việc là vì đến lúc đó họ mới nhận ra họ không thích đọc những thứ này. Chứ ở trường lớp, họ vẫn nghĩ là chỉ cần giỏi tiếng anh, giỏi giao tiếp là có cơ hội vào Big 4 rồi. Chương trình tuyển dụng như vậy của Big 4 tưởng như là tốt cho bạn, nhưng nó lại gây ra hậu quả như thế đó. Còn các công ty kiểm toán local tuyển dụng sẽ yêu cầu rất nặng về kiến thức. Bạn sẽ shock khi làm bài test của họ đấy! 

Nhưng, việc đọc các thông tư, chuẩn mực mới chỉ là yêu cầu tối thiểu của nghề này thôi. Để mình kể cho bạn thực sự kiểm toán viên phải đọc những gì. Với các khách hàng mới, bạn sẽ phải đọc cả tập hồ sơ về doanh nghiệp đó, để tìm hiểu, đánh giá rủi ro. Sếp sẽ chuyển cho bạn gần 200 trang tài liệu vào buổi sáng, yêu cầu bạn đọc để chiều vào họp trước khi sang khách hàng ngày mai. Tài liệu lại 100% bằng tiếng anh. Những người khác đều cảm thấy nản. Kể cả sếp cũng chỉ đọc qua qua rồi vào họp thôi. Còn với mình, mình rất hứng thú tìm tòi, đánh giá rủi ro. Mình có thể dễ dàng đọc gần 200 trang đó trong 3 tiếng buổi sáng, và liệt kê ra các rủi ro gửi sếp. Việc này không khó, vì mình đã quá quen với việc đọc rồi. Và nội dung này cũng không quan trọng và hấp dẫn khiến mình phải đọc từng chữ. Sếp cũng ngạc nhiên với các rủi ro mình đưa ra, và còn nghi ngờ khi mình đưa ra ý kiến: hoạt động kinh doanh của họ hơi có vấn đề, có lẽ do câu chữ họ mô tả trong hồ sơ chưa rõ ý, mà mai phải hỏi lại họ mới được.

Đến ngày hôm sau sang họp khách hàng, sếp phỏng vấn rất nhiều, và hơi có ý chê hoạt động kiểm soát của họ không tốt, đến việc gửi tài liệu cho kiểm toán đã xin trước cả 1 tuần mà sáng hôm trước khi họp mới gửi, rồi thì kế toán là người chuyển tài liệu cho kiểm toán, là người sắp nghỉ việc, vậy mà cũng không báo cho kiểm toán. Họ hơi không vui. Và khi sếp phỏng vấn nhiều quá, họ bảo là những điều này đã được quy định hết trong tài liệu gửi kiểm toán rồi, sao không chịu đọc đi, giờ hỏi từng thứ 1 làm mất thời gian của họ.

Lúc này, mình mới bảo họ là mình đã đọc hết tài liệu rồi, và đưa ra các rủi ro mình nhận định, cùng với ý về hoạt động kinh doanh của họ mà mình chưa rõ. Nhờ đó mà không khí 2 bên mới dịu đi.

Nếu bạn có cùng sự hiếu học như vậy, thì mới thực sự thành công được trong nghề kiểm toán này.

2, Bạn vẫn muốn theo nghề này, nhưng muốn học ít thôi mà vẫn làm được việc?

Đây là tâm lý làm hại bạn, khi phải học những khóa học có ít giá trị, mà đầy những lời hứa “sẽ vào được Big 4”. Các khóa học đó chỉ tóm tắt nhanh các nội dung để bạn hiểu sơ bộ về kế toán, kiểm toán, thuế, để bạn thi vào các công ty kiểm toán. Nếu đã học đầy đủ trên trường lớp rồi thì bạn sẽ có những kiến thức đó thôi. Nhưng kỳ lạ là thời gian ở trường thì bạn không học. Mà đến năm cuối, khi phải tự bỏ ra số tiền khá lớn để học các khóa học này, thì bạn mới nghiêm túc hơn trong việc học. Hãy xem bài viết “Nghịch lý: Tâm lý sợ mua hàng còn khiến bạn dễ mua phải những thứ không tốt cho bạn hơn” để hiểu tại sao bạn lại như vậy.

Nếu bạn đúng như trường hợp mình vừa mô tả, thì các khóa học đó đúng là có ích cho bạn. Nhưng, vấn đề là, vào được các công ty kiểm toán rồi, mà không có kiến thức và kinh nghiệm thì cũng chẳng làm được gì mấy đâu. Công ty kiểm toán không đào tạo cho bạn được đâu. Vì bản thân họ cũng không biết kiểm toán sao cho chuẩn. Mình không chỉ nói ở Việt Nam, mà trên thế giới cũng vậy. Và điều này không phải bôi xấu nghề kiểm toán. Nghề kiểm toán thực ra là 1 mỏ vàng, chỉ là không phải ai cũng đủ kiên trì, và sáng suốt để đào nó thôi. Hãy xem bài viết ở trên trang chủ của mình, và ở trong các khóa học của mình để rõ hơn. Hoặc thử trả lời các câu hỏi này xem bạn có làm được không? Hãy thử hỏi cả những người tiền nhiệm bạn quen nữa.

3, Bạn vẫn muốn theo nghề này, cũng muốn học đàng hoàng, nhưng vẫn cảm thấy hơi rối với trang web của mình?

Đó là do mình có quá nhiều nội dung miễn phí, rất hấp dẫn, mà chưa ở đâu có. Đến thời điểm này có gần 3h video miễn phí, cùng với 3-4 chục trang bài viết, bài luận. Nhưng nó lại gây ra phản ứng ngược, khiến bạn tẩu hỏa nhập ma. Việc này thì bạn phải tự dần dần cải thiện khả năng đọc, khả năng tư duy. Mình để nhiều nội dung miễn phí như vậy để bạn có thể dễ dàng so sánh với các hãng khác.

Còn nếu bạn vẫn thấy rối, thì hãy liên lạc với mình, nêu rõ điều bạn muốn là gì. Mình sẽ tìm nội dung phù hợp nhất cho bạn. Nếu chưa có, thì mình sẽ viết bài mới cho yêu cầu của bạn.

Hãy nhớ là bạn có thể hỏi mình bất kỳ điều gì, dù cho bạn không phải học viên của mình. Hãy xem qua bài viết Tại sao mình sẵn sàng trả lời bất kỳ điều gì cho cả những người không phải học viên của mình?

Về việc đọc thông tư, chuẩn mực quá nhàm chán, khó hiểu, mình hiểu điều này, nên mới tạo khóa học này cho các bạn. Hãy thử đọc nội dung và các video miễn phí trong khóa Lý thuyết kiểm toán xem sao nhé.

error: Content is protected !!