Tự do cho kiểm toán

Lý thuyết kiểm toán 750k

Tại sao lại phải học chuẩn mực kiểm toán?

Để làm 1 kiểm toán viên (KTV), trước hết bạn phải biết KTV phải làm những gì. Trên thế giới, người ta đã ban hành cả bộ CMKiT để quy định về việc này, gọi là ISA. Việt Nam đã dịch thành bộ CMKiT Việt Nam, gọi là VSA.

CMKiT Việt Nam được dịch sát hoàn toàn theo CMKiT thế giới. Không giống như chuẩn mực kế toán (CMKeT): Việt Nam vừa bỏ rất nhiều chuẩn mực không dịch, lại vừa không theo sát 100% mà có chỉnh sửa theo ý của người biên soạn, phù hợp với Việt Nam hay không thì chưa chắc. Chuyện này cũng bình thường thôi, phần lớn các quốc gia đều làm như vậy. Chỉ khổ cho các bạn vừa phải học CMKeT Việt Nam, vừa phải học CMKeT được áp dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt trong thời đại Việt Nam đẩy mạnh hội nhập với thế giới như ngày nay. Còn với kiểm toán, các bạn hoàn toàn có thể an tâm học theo VSA là đủ để làm theo thế giới.  

Tuy nhiên, không như CMKeT, CMKiT rất dài dòng, khó hiểu, và không sắp xếp theo thứ tự thời gian. Cho nên, các trường đại học có biên soạn sách để dạy tập trung về các giai đoạn kiểm toán, theo ngôn ngữ và cách sắp xếp ý của từng tác giả, có mở rộng thêm công việc cụ thể cho từng chu trình.

Đây là 1 việc tốt khi sắp xếp khoa học, dễ hiểu hơn. Nhưng, vì chỉ là giảng dạy căn bản để sinh viên có thể hiểu sơ bộ về nghề kiểm toán, nên trường lớp sẽ bỏ qua rất nhiều thông tin quan trọng khác trong chuẩn mực. Vì thói quen không học sâu theo chuẩn mực, mà cứ dựa vào lời giảng của người khác, nên nhiều KTV hay bỏ sót, hiểu lầm rất nhiều về công việc kiểm toán.

Ví dụ điển hình nhất là nhiều công ty kiểm toán vẫn cho rằng chỉ cần chọn mẫu kiểm tra chi tiết hồ sơ doanh thu là đủ cho khoản mục này. Nhưng nhiều người không biết rằng, CMKiT quy định rõ ràng với các trường hợp đơn vị sử dụng hệ thống công nghệ thông tin (HT CNTT) để tạo lập, ghi chép giao dịch: hồ sơ không có dạng bằng giấy, mà bằng dữ liệu điện tử, thì việc kiểm tra chi tiết hồ sơ đó sẽ không thể đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Khi đó, phải kiểm tra kiểm soát về HT CNTT mới được. KTV lại không có hiểu biết về HT CNTT, nên cần sử dụng chuyên gia cho việc này. Có thể là chuyên gia từ công ty kiểm toán, từ đơn vị được kiểm toán, hoặc do công ty kiểm toán thuê ngoài, do đơn vị được kiểm toán thuê, hoặc đơn vị sử dụng dịch vụ thuê ngoài từ 1 công ty độc lập khác về HT CNTT. Đây lại là 1 vấn đề rắc rối, mà người học thường thấy trừu tượng, và người làm thường làm không đúng.

Nhưng các bạn an tâm, khóa học này của mình sẽ giải quyết tất cả những vấn đề khó hiểu trong chuẩn mực như vậy.

Tại sao lại chọn khóa học của mình?

Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, mình cảm thấy trường lớp hay các công ty kiểm toán đều chưa thực sự đi sâu vào vấn đề. Vẫn lấy ví dụ trên, Big 4 từng đến công ty mình để đào tạo về kiểm toán khi đơn vị có sử dụng HT CNTT mà có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính (BCTC), cũng như sử dụng công việc của chuyên gia liên quan. Giám đốc kiểm toán phụ trách việc đào tạo này cũng bảo đây là 1 môn “thần học”, mà những nhân viên của công ty Big 4 đó cũng thấy rất khó hiểu bài.

Mình thì thấy bài giảng dễ hiểu thôi, vì mình đã đọc hết CMKiT rồi. Và bài giảng cũng chỉ bám theo CMKiT, nhưng, lại không đi vào vấn đề trọng yếu. Mình hỏi giảng viên là: vấn đề cốt lõi nhất ở đây là đánh giá nguồn dữ liệu, phương pháp và kết luận của chuyên gia CNTT như thế nào trong thực tế, để đảm bảo người có thẩm quyền can thiệp vào HT CNTT không sửa dữ liệu để gian lận, chứ việc đảm bảo người không có thẩm quyền không thể xâm nhập vào HT CNTT thì dễ, và họ có xâm nhập thì cũng không phải để sửa dữ liệu nhằm gian lận BCTC. Chỉ có Giám đốc và những người có thẩm quyền của công ty mới muốn gian lận BCTC, thì họ mới đi sửa dữ liệu như vậy thôi.

Với các chuyên gia trong lĩnh vực khác như thẩm định giá, luật, thuế… thì còn dễ đánh giá công việc của họ. Ví dụ như chuyên gia luật hay thuế thì chỉ cần xem các điều luật họ trích dẫn ra có liên quan đến vấn đề kiểm toán không, có còn hiệu lực không, hay đã bị thay thế rồi. Chuyên gia thẩm định giá thì xem nguồn dữ liệu và phương pháp của họ có hợp lý không. Mình cũng có kiến thức về thẩm định giá nên có thể đánh giá được. Chỉ riêng về CNTT, mình không có kiến thức mấy, nên không hiểu bên Big 4 đã làm như thế nào để kiểm tra rủi ro trên.  

Mình hỏi như vậy thì giảng viên không trả lời được. Điều đó là bình thường. Vì CMKiT chỉ nói chung chung như vậy thôi, chứ không chỉ ra chính xác ta phải gì. Nhưng, mình cũng nhắc anh ý là, CMKiT quy định KTV phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bằng chứng mà chuyên gia cung cấp, chứ không phải cứ thuê chuyên gia xong kệ họ làm gì thì làm đâu.

không phải CMKiT đã là chuẩn hết đâu. Vừa rồi là ví dụ cho thấy CMKiT viết rất dài, nhưng lan man, chỉ mang tính đinh hướng, không nêu rõ cách giải quyết. Ngoài ra, mình còn thấy CMKiT cũng có những yếu điểm trên phương diện lý luận, phương hướng. Ví dụ như CMKiT chỉ quan tâm đến công việc kiểm soát của đơn vị để ngăn ngừa, phát hiện sai sót, gian lận, theo hướng nếu kiểm soát đó hiệu quả, thì tin tưởng để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết. Còn nếu không hiệu quả, thì KTV chỉ nêu vấn đề đó trong thư quản lý, và tăng các thủ tục, công việc của thử nghiệm cơ bản lên.

Điều này làm cho KTV thường bị nhầm lẫn như đã nói ở trên, là chỉ cần kiểm tra chi tiết với doanh thu là được, không cần làm phần CNTT. Nếu đọc kỹ CMKiT thì sẽ không có hiểu lầm như vậy đâu. Mình chỉ phân tích sâu thêm cho các bạn ở trường hợp này, chứ đây không phải là thiếu sót của CMKiT.

Quy định trên của CMKiT, về cơ bản là đúng. Nhưng nó chưa đủ để phát hiện ra đầy đủ các rủi ro, sai phạm trọng yếu. Việc quan tâm đến kiểm soát của đơn vị là tốt. Việc này yêu cầu bạn phải có hiểu biết sâu về cách kiểm soát nội bộ hiệu quả trong thực tế là như thế nào, thì mới làm tốt phần này được. Nhưng, nếu kiểm soát nội bộ đã hiệu quả rồi, mà vẫn chưa phát hiện ra rủi ro trọng yếu thì sao?

Khi đó, cần những cấp độ kiểm soát cao hơn, ví dụ như kiểm soát của Nhà nước. Thực ra thì, CMKiT cũng có ở đâu đó nói về chuyện này, như khi nói về việc xem xét tính tuân thủ pháp luật. Nhưng, chuẩn mực chỉ dừng ở mức cần biết có những quy định pháp luật nào có ảnh hưởng đến đơn vị, và có các biên bản làm việc của cơ quan Nhà nước chưa, các nội dung trong biên bản có ảnh hưởng đến BCTC thì đã được trình bày, thuyết minh đầy đủ, chính xác chưa.

Thiếu sót ở đây là, đó chỉ là sự đã rồi. 1 khách hàng của công ty mình từng bảo là: các anh chỉ phát hiện được vấn đề, khi đã có cơ quan Nhà nước phát hiện ra rồi, thì chúng tôi còn cần kiểm toán làm gì. Đấy là 1 ví dụ về vấn đề tiền thuê đất, mà mình đã ví dụ trong khóa thực hành kiểm toán. Người đó nói hoàn toàn đúng. Phải phát hiện vấn đề từ khi nó còn trong trứng nước. Đó mới gọi là kiểm toán. Từ thời intern, mình đã bảo mọi người là vấn đề đất cát ở Việt Nam lằng nhằng lắm, làm kiểm toán thì phải xem họ có tuân thủ đúng luật không nữa. Việc xem xét cũng dễ thôi. Chỉ cần bạn đã đọc và hiểu luật. Nhưng, chẳng có ai nghe mình cả. Mãi cho đến mấy năm sau, có quá nhiều công ty bị Nhà nước xử phạt cả chục, cả trăm tỷ, các công ty kiểm toán mới chú trọng hơn về vấn đề này.

Thực ra thì, CMKiT cũng có ở đâu đó nói về chuyện này. Nhưng, vẫn chỉ ở mức chung chung, mơ hồ, mang tính định hướng, bằng 1 vài câu ngắn gọn, mà người đọc rất dễ bỏ qua. Như là câu: phải hiểu về bản chất và hoàn cảnh xuất hiện hành vi không tuân thủ pháp luật. Điều đó rất đúng. Nhưng phải làm như thế nào? Chuẩn mực có ví dụ, nhưng chưa triệt để. Đề xuất của mình ở đây là: phải tìm hiểu thật sâu cách thức mà Nhà nước kiểm soát các gian lận của doanh nghiệp. Nếu bạn biết cách cơ quan thuế, hải quan, bảo hiểm, thanh tra đất đai, xây dựng, quản lý thị trường… kiểm tra như thế nào, thì kỹ năng kiểm toán của các bạn sẽ nâng lên 1 tầm cao mới. Thế cho nên, mình mới đọc hết các thông tư, luật có liên quan, và tạo ra rất nhiều khóa học tương ứng cho các bạn học.

Tiếp tục hướng suy luận như vậy, nếu kiểm soát cấp độ Nhà nước vẫn chưa đủ thì sao? Ta cũng có thể xem các cơ quan độc lập khác kiểm soát như thế nào, như là các công ty kiểm toán độc lập, các hiệp hội (như hội kiểm toán viên hành nghề VACPA, các hiệp hội nghề, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng…), Ủy ban chứng khoán, cơ quan báo chí…

Đó là các kiểm soát tương ứng với cấp độ doanh nghiệp hoặc cấp độ Nhà nước. Nhưng, còn 1 cấp độ kiểm soát nữa vượt lên hẳn 2 cấp độ này. Đó là kiểm soát ở cấp độ toàn dân, nhân loại. Chỉ có ở cấp độ này mới đảm bảo sẽ chỉ ra được hết các sai phạm. Bởi lẽ, chỉ có những người thực sự bị ảnh hưởng bởi gian lận mới thực sự kiên quyết đấu tranh với nó. Còn tất cả các đơn vị độc lập hay cơ quan Nhà nước khác đều có thể bị ảnh hưởng bởi sức nặng của đồng tiền, của thế lực. Điều này chắc chắn không được thể hiện trong CMKiT. Các bạn có thể xem kỹ hơn vấn đề này ở khóa thực hành kiểm toán của mình.

Mình ví dụ qua như vậy để các bạn thấy thực sự hiểu sâu về CMKiT, về bản chất kiểm toán có khác biệt như thế nào.

Thứ hai, về phương diện thực tiễn, trường lớp có hướng dẫn các thủ tục kiểm toán theo từng chu trình kiểm toán. Đó là các kiến thức nền tảng. Các bạn nên học thật kỹ theo đó, sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc thực tế sau này. CMKiT không nói kỹ như vậy. Tuy nhiên, lời dạy ở trường lớp vẫn chỉ mang tính chung chung, chưa thể chi tiết từng bước công việc làm như thế nào, từng hồ sơ phải xem cái gì, xem ra sao.

Điều này hoàn toàn bình thường. Ngành nghề nào cũng vậy. Môi trường làm việc thực tế tại các công ty mới thực sự cho bạn biết cách làm chi tiết. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu có lỗ hổng trong kiến thức căn bản về CMKiT, thì các bạn làm sai cũng không biết. Các công ty kiểm toán cũng vậy, kể cả Big 4. Mình không nói Việt Nam thôi đâu, mà trên thế giới cũng như vậy. Ví dụ dễ thấy là vụ scandal của Wirecard, khi gian lận đến 2 tỷ euro ở khoản mục TIỀN, mà EY là công ty kiểm toán nhiều năm liền cũng không phát hiện ra. Đây chắc chắn không phải vấn đề về đạo đức, mà là vấn đề về năng lực. Vì công ty kiểm toán nếu có che giấu cho khách hàng, thì cũng chỉ giúp cho các công ty có khả năng phát triển được thôi. Gian lận lớn như vậy, lại là 2 TỶ EURO TIỀN không có thật, thì chắc chắn công ty đó sẽ sớm không còn tiền thật để mà hoạt động. Các bạn có thể xem mình phân tích trường hợp này trong khóa thực hành kiểm toán.

Ngoài yếu về kiến thức kiểm toán căn bản, các công ty kiểm toán thất bại trong việc phát hiện gian lận còn bởi vì yếu về các kiến thức khác, đặc biệt là kinh doanh. Thiếu hiểu biết về kinh doanh khiến cho KTV không thể xác định chính xác rủi ro và cách thức gian lận của đơn vị. Ở khóa thực hành kiểm toán, mình cũng có ví dụ rất nhiều về gian lận mà phải hiểu về kinh doanh mới thấy được.

Còn ở khóa lý thuyết kiểm toán này, mình sẽ dạy cho các bạn toàn bộ những kiến thức nền tảng được nói trong CMKiT. Sự dài dòng, lan man, trùng lặp ý của CMKiT đã được mình xử lý, rút gọn lại thành các ý ngắn gọn, sắp xếp khoa học, có tô đậm các từ khóa, các nội dung chính. Đồng thời, mình có phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tình trạng thực tế. Có tổng kết lại các nội dung trong từng video. Đảm bảo đầy đủ, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Giá lại chỉ có 500k thôi. Hãy xem thử các video miễn phí của mình xem sao. Xem xong thì hãy thử tự đọc CMKiT xem video của mình có hữu ích không nhé.

Ngoài ra, mình cũng dạy cả Luật Kiểm toán độc lập trong khóa học này nữa. Vậy là đủ kiến thức nền tảng cho các bạn rồi.

Phương pháp học khóa học này

Hãy cứ xem 1 lượt các video. Sau đó, hãy viết lại những gì bạn đã học được, những gì bạn thấy tâm đắc. Đó mới là cách để hiểu và nhớ bài. Nếu có chỗ nào thắc mắc, hãy ghi chú lại. Bạn hoàn toàn có quyền hỏi mình ở trong Group Facebook. Mình sẽ trả lời sớm cho bạn.

Các video trong khóa học

Khóa học này có tổng cộng 38 video, với dung lượng 14,4 GB, tương đương khoảng 4h50′ video. Các bạn an tâm học nhé. Giá chỉ có 750k thôi.

rất nhiều video miễn phí bạn có thể xem. Hãy tìm video có chữ “FREE”.

Nếu có video nào nói nhanh quá, thì hãy dùng các extension điều chỉnh tốc độ video xuống còn 0.9-0.8 là đẹp. Mình thường dùng video speed controller.

Tổng quan khóa học + Khái niệm kiểm toán + Định hướng nghề nghiệp

Các giai đoạn kiểm toán

Vấn đề khác của cuộc kiểm toán

KiT BCQT DAHT

Dịch vụ đảm bảo

Luật kiểm toán độc lập

error: Content is protected !!