Tự do cho kiểm toán

Thực trạng đáng buồn của kiểm toán

Điều này mình đã nói ở trên trang chủ, cũng như ở khóa lý thuyết kiểm toán. Ở đây, mình chỉ tóm tắt 1 vài ý chính.

1 là lý thuyết về kiểm toán mà các nơi dạy, cũng như trong chuẩn mực kiểm toán chỉ mang tính chung chung, không đi sâu vào giải quyết vấn đề.

2 là thực tiễn công việc trong các công ty kiểm toán cũng chưa triệt để giải quyết các rủi ro, gian lận. Họ thường cố làm cho tài liệu, giấy tờ kiểm toán nhiều lên, để người xem nếu không hiểu biết sâu về kiểm toán, về gian lận thì không thể biết được các công việc họ làm đã đủ để đảm bảo rủi ro chưa. Thậm chí, các Big 4 còn yêu cầu nhân viên trình bày giấy tờ làm việc bằng tiếng anh, trong khi không phải lúc nào cũng làm với khách hàng nước ngoài, và các đoàn thanh tra công ty kiểm toán (như Ủy ban Chứng khoản, hội Kiểm toán viên hành nghề…) vẫn là người Việt Nam.

Mình không muốn bêu xấu người khác để tự đề cao chính mình. Nó chỉ đơn giản là sự thật. Hãy thử xem bài viết Những vấn để khó mà đa số kiểm toán viên không làm được, rồi thử xem bạn có thể giải quyết được bao nhiêu vấn đề. Cũng thử hỏi những người khác nữa xem sao. Còn mình đã viết lời giải cho các vấn đề đó ở phần các bài viết chuyên môn. Hãy xem thử nhé.

Và điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Vụ scandal của Wirecard trong năm 2020 là minh chứng rõ ràng nhất. Khi mà Wirecard gian lận lên tới 2 TỶ EURO ở khoản mục TIỀN, mà EY là công ty kiểm toán nhiều năm cũng không phát hiện ra. Bạn không nhìn lầm đâu, 2 TỶ EURO SỐ DƯ TIỀN không có thật trên bảng cân đối kế toán. Chỉ đơn giản là kiểm tra tiền gửi trong ngân hàng cũng không xong thì còn làm kiểm toán làm gì. Đây chắc chắn là yếu kém về năng lực, chứ không phải hành vi bao che đâu. Vì gian lận đó quá lớn, lại là tiền không còn thật, chắc chắn Wirecard sẽ sớm sụp đổ, thì không ai dại gì bao che cho cả. 1 số nguồn tin cho hay là lỗi do thực tập sinh, khi mà lấy xác nhận chỉ có dấu photo của ngân hàng. Nếu như điều đó đúng, thì vẫn không thể biện minh cho năng lực của EY. Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán rất yếu kém là 1 chuyện. Nhưng quan trọng là, có rất nhiều dấu hiệu bất thường có thể phân tích được ra trên báo cáo của Wirecard, mà EY lại không biết. Mình đã xem báo cáo kiểm toán của EY. Có liệt kê ra các rủi ro EY xác định là trọng yếu, rất đúng. Có liệt kê cả các thủ tục EY thực hiện, cũng rất hay. Nhưng lại thiếu 1 thủ tục quan trọng, mà thiếu nó thì không thể đảm bảo cho khoản mục doanh thu là có thật.

Mình chỉ nói qua như vậy thôi. Các bạn có thể xem ở loạt video phân tích vụ Wirecard trong khóa học này của mình nhé.

Giải pháp là gì?

Tất cả đều xuất phát từ mindset của bạn. Nếu bạn luôn cố gắng tìm ra gian lận, sai sót, bạn sẽ tìm được. Còn nếu bạn ngại khó, ngại khổ, chỉ muốn kết thúc công việc cho nhanh, mặc kệ có còn gian lận, sai sót gì không, miễn sếp của bạn không có ý kiến soát xét gì là bạn vui rồi, thì bạn sẽ không thể phát hiện ra gì đâu.

Do đó, mình muốn nhấn mạnh với bạn việc này: Tất cả mọi khó khăn bạn đều có thể vượt qua được, nếu sâu thẳm trong bạn có dũng khí và nghị lực để vượt qua nó.

“Con đường vạn dặm / bắt đầu bằng 1 bước chân.”

Đó là mindset mà mình muốn bạn có được trước khi tìm kiếm giải pháp cụ thể. Nếu đã đồng ý việc này rồi, thì mình sẽ luôn hỗ trợ cho bạn.

“Khi học sinh đã sẵn sàng / Giáo viên sẽ có mặt.”

Phương pháp ở đây rất đơn giản, chỉ gồm 2 công việc sau. Liệt kê tất cả các rủi ro gian lận, sai sót. Và liệt kê tất cả các thủ tục chi tiết để đảm bảo tối đa cho từng rủi ro đó.

Để có thể đảm bảo tính đầy đủ của các rủi ro và thủ tục sẽ khó, và mất nhiều thời gian đấy. Nhưng, đó là phương pháp học tốt nhất. Còn bất cứ cách học nào khác đều là lý thuyết suông.

Để làm được việc này, bạn cần tích lũy dần trong thời gian kiểm toán, và chịu khó đào sâu suy nghĩ, tư duy các trường hợp có thể xảy ra, cùng với cách giải quyết. Bạn phải tự ý thức làm việc này, chứ các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên tiền nhiệm sẽ không giúp bạn đâu. Vì họ đâu có biết. Và thậm chí, họ không quan tâm. Họ quan tâm đến việc kiếm được tiền của khách hàng hơn. Việc gì phải khổ sở chỉ ra gian lận của đơn vị, để rồi họ có thể không trả tiền cho bạn. Trong khi chỉ cần phân tích 1 cách sơ bộ, và thu thập 1 vài bằng chứng kiểm toán mà họ cho là “đủ” để cho thấy không có sai phạm trọng yếu, là có thể kiếm được tiền từ khách hàng.

Việc này do quan điểm sai lầm về cách kiếm tiền. Sẽ mất rất nhiều thời gian để giải thích. Mình sẽ nói dần dần trong các chia sẻ trong group học viên. Còn ở đây, mình chỉ nói qua là: không phải đơn vị nào thuê kiểm toán cũng cần bạn xác thực họ đúng. Mà rất nhiều đơn vị cần bạn chỉ ra lỗi sai của họ, đặc biệt là gian lận của nhân viên. Nếu bạn không chỉ ra được, bạn sẽ sớm mất khách hàng, và nếu bạn là cá nhân, bạn sẽ mất việc. Thêm vào đó, không phải các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán là muốn báo cáo kiểm toán phải chấp nhận toàn phần đâu. Đó chỉ là ý muốn của ban lãnh đạo thôi. Còn các cổ đông cần bạn chỉ ra ban lãnh đạo có gian lận gì không. Và, cổ đông mới là người quyết định chọn ai là công ty kiểm toán.

Quay trở lại với phương pháp học mình đang nói, bạn có thể tự học theo hướng mình bảo. Chỉ cần bỏ ra 5 năm làm kiểm toán, cùng với tư duy nhạy bén, và 1 lòng nhiệt huyết, bạn sẽ sớm đạt được thôi. Nhưng, không phải ai cũng làm được như vậy, và không cần thiết bỏ ra chừng đó thời gian. Hãy đi học hỏi từ người khác. Trong đó, có mình ở đây để giúp bạn.

Chắc chắn là các rủi ro và thủ tục mình liệt kê ra không thể đầy đủ. Nhưng nó hiện là toàn diện nhất. Vì mình đã từng đề nghị phương pháp này với các công ty kiểm toán, để mọi người chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, tạo thành 1 thư viện rủi ro và thủ tục. Nhưng, không có ai đồng ý cả. Chỉ đơn giản là vì họ không quan tâm đến việc tìm ra gian lận. Trên con đường này, chỉ có mình mình vẫn miệt mài tìm kiếm thôi. Hi vọng là bạn cũng cùng chí hướng này.

Để phát hiện ra hết các rủi ro, bạn cần tầm nhìn cao hơn là chỉ mỗi kiểm toán. Leo lên núi càng cao, tầm nhìn bạn càng rộng. Cho nên, mình đã nghiên cứu tất cả những vấn đề bổ trợ như kế toán, thuế, luật, thẩm định giá, thậm chí cả kinh doanh, đầu tư. Biết được hết các điều đó mới có thể nhìn ra được các gian lận trong kinh doanh, cũng như rủi ro bị xử phạt về thuế và các quy định pháp luật khác. Từ đó, mình đã phát hiện ra rất nhiều điều trong thời gian làm kiểm toán, mà ngay cả Manager hay Partner cũng không thấy.

Cho nên, mình tự tin khóa học này là toàn diện. Nếu bạn thấy còn rủi ro nào mình chưa nói, hãy cứ hỏi mình. Mình vẫn có thể đưa ra thủ tục tốt nhất cho bạn. Hãy cứ mạnh dạn chỉ ra thiếu sót trong khóa học của mình nhé. Đó cách tốt nhất để chúng ta phát triển. Nhưng, thường thì do bạn chưa hiểu hết những điều mình dạy thôi. 🙂

Nội dung mình dạy

Về cách dạy, mình sẽ không làm thành 1 file riêng liệt kê các gian lận, và các thủ tục để giải quyết nó. Mà mình sẽ bám theo từng phần hành kiểm toán, giống như công việc bạn sẽ làm sau này. Ở đó, mình sẽ dạy từ những điều mà các công ty kiểm toán làm, rồi đến những thiếu sót của các thủ tục đó, cho đến những sai sót mình thường thấy, và những gian lận mình đã phát hiện ra.

Video 1 sẽ trình bày chi tiết từng bước làm của phần hành tiền. Còn ở các video sau, mình sẽ lướt nhanh qua các thủ tục đã học, và chỉ nói sâu đến các ý mới. Các video đã được sắp xếp theo độ khó tăng dần. Cần xem hết các video phía trước mới có thể hiểu cặn kẽ video phía sau.

Các phần hành được mình sắp xếp theo từng cấp bậc, là theo thời gian chuẩn để đến cấp bậc đó, bạn phải có trình độ để giải quyết phần hành tương ứng. Trong thực tế, bạn sẽ phải thường xuyên làm phần hành vượt cấp. Nhưng đừng lo, đã học xong khóa học của mình rồi thì mọi phần hành đều dễ thôi. Bạn chỉ cần vài lần làm trong thực tế là nhuần nhuyễn hết kiến thức.

Các phần hành thời thực tập và năm nhất tưởng chừng như đơn giản, nhưng mình thấy đa số mọi người đều không làm chuẩn đâu, kể cả nhân viên năm 3 làm các phần hành này. Mình cũng lười viết chi tiết ở đây. Hãy xem video miễn phí số 5 phần tài sản cố định nhé.

Với năm 2, nhìn có vẻ nhiều phần hành. Nhưng đa số đều được bạn làm vượt cấp từ năm 1 rồi. Tuy nhiên, vẫn nhiều lỗi sai lắm. Mình sẽ chỉ kể ví dụ 1 lỗi ra ở đây thôi. Đó là với các phần hành phải đối chiếu sổ sách với dữ liệu khác, như phần thuế với tờ khai thuế, phần bảo hiểm với thông báo đóng bảo hiểm, phần lương với bảng lương, người ta chỉ biết đối chiếu 1 cách máy móc, mà chẳng hiểu làm việc đó để làm gì, và có thể có rủi ro nào chưa được phát hiện không.

Điều đơn giản nhất là nếu đối chiếu có chênh lệch, thì không biết tự tìm ra nguyên nhân, mà toàn đẩy cho kế toán tự tìm. Đây đúng là trách nhiệm của họ thật. Nhưng nếu bạn không đủ năng lực để tự tìm ra nguyên nhân thì có buồn không? Và kế toán thường chỉ biết hạch toán thôi. Họ sẽ không tìm ra được tại sao đâu. Thế mới cần kiểm toán chứ.

Sang đến phần phức tạp hơn 1 chút. Phương hướng chung của các công ty kiểm toán là đảm bảo số dư có căn cứ là được. Với các xác nhận công nợ, thì việc này có thể tạm chấp nhận được, dù cho các bên liên quan có thể thông đồng với nhau để xác nhận, hoặc người xác nhận cứ ký thôi chứ không để ý đến nội dung và số tiền. Đó là 1 tầm cao khác, mà mình chỉ dạy trong khóa học thôi, không nói ở đây. Còn với các khoản số dư thuế và bảo hiểm, cái tờ khai thuế và thông báo đóng bảo hiểm không phải là cái xác nhận nhé. Mà nó chỉ là cái công ty tự kê khai với cơ quan thuế và bảo hiểm. Vậy thì nó đâu thể đảm bảo số dư 2 khoản mục này là đúng được. Nếu như kế toán hạch toán đúng, mà người kê khai thuế và bảo hiểm làm sai thì sao? Kể cả 2 dữ liệu này khớp nhau, thì cũng không đảm bảo số dư đúng. Bạn phải thực sự hiểu về các quy định của thuế và bảo hiểm, rồi rà soát xem công ty có bị vi phạm không, trên các vấn đề trọng yếu thôi. Đó mới là cách làm chuẩn của phần này. Ở trong khóa thực hành này, mình có nói sơ qua cách làm thôi. Còn bạn phải học khóa “Thuế” và khóa “Luật lao động, bảo hiểm” mới có đầy đủ nội dung. Nhưng, ở khóa này, mình cũng chỉ ra cho bạn cách xem chuẩn, và có ví dụ nhiều trường hợp sai sót rồi. Từ đó, bạn học thêm quy định cụ thể của thông tư, luật nữa là có thể vận dụng làm phần này ngon ơ.

Đến năm 3, bạn sẽ phải làm phần hàng tồn kho, giá vốn, giá thành. Sẽ có 1 khối lượng khổng lồ các thủ tục phải làm. Nhưng, mình thấy các công ty kiểm toán đào tạo phần này, và các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên tiền nhiệm vẫn có rất nhiều thiếu sót. Ví dụ dễ thấy nhất là họ chỉ làm theo chọn mẫu, và thường là chọn ngẫu nhiên, hoặc cùng lắm là chọn theo số tiền lớn, giao dịch lớn, số dư lớn. Đặc biệt nhất là chọn mẫu kiểm tra tính giá thành. Chỉ có thể chọn 1 đến 1 vài mẫu, trong 1 tháng thôi, để kiểm tra. Các phần hành khác còn tính số mẫu kiểm tra. Chứ phần này đã quá nhiều công việc rồi, tính đúng số mẫu ra thì không thể kiểm tra hết được đâu.

Việc kiểm tra nhiều hay ít mẫu với phần giá thành không quan trọng lắm. Kể cả với các phần hành khác. Vì số mẫu bạn chọn không thực sự là “nhiều” theo chuẩn của môn thống kê học đâu. Quan trọng là bạn phát hiện ra được vấn đề gì, và suy rộng kết quả kiểm tra từ mẫu ra tổng thể ra sao.

Đó lại là 1 phần cao siêu nữa mà các công ty kiểm toán không thực sự làm chuẩn. Vì chuẩn mực kiểm toán cũng không hướng dẫn cụ thể công thức ước tính đó. Tuy nhiên, với phần hành giá thành này, nếu chỉ kiểm tra vài mẫu, trong 1 tháng, thì làm sao đảm bảo các mẫu khác không sai.

Chưa kể là người làm chưa thực sự hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành, mà chỉ kiểm tra chúng 1 cách rời rạc, không gắn kết các yếu tố lại với nhau, và không dự đoán được các yếu tố đó có thể có sai sót gì ảnh hưởng đến giá thành.

Nói các phần trên có vẻ phức tạp. Nhưng, nó mới chỉ là sai sót trong việc kế toán tính giá thành thôi. Còn gian lận thì sao? Nếu kế toán bán 100 sản phẩm, nhưng hạch toán “nhầm” giá vốn của 1000 sản phẩm, thì làm sao để phát hiện ra?

Sang đến phần cao thủ, các phần mình nói ở các cấp độ trên chỉ là trò trẻ con thôi. Đây mới thực sự là thứ phân biệt 1 kiểm toán viên thực thụ.

Với việc kiểm kê, các bạn thực tập sẽ phải làm rồi. Nhiều người chỉ nghĩ là chỉ cần thấy có hiện vật là được rồi. Cùng lắm là thêm đánh giá chất lượng có tốt không. Nhưng, kiểm kê là dịp bạn quan sát thực tế, mà chỉ có ở hiện trường mới phát hiện ra được vấn đề, còn ngồi phòng kế toán không thể thấy được.

Với việc chọn mẫu, mình sẽ phân tích các sai sót của các công ty kiểm toán, và đề ra phương hướng giải quyết.

Với video kiểm tra cái gì, như thế nào. Đây thực sự là điều đáng buồn nhất của các kiểm toán viên. Họ thường chỉ biết kiểm tra 1 cách máy móc, theo kiểu có chứng từ với đầy đủ chữ ký là được. Nhưng, kể cả có hóa đơn, hợp đồng, thì người ta vẫn có thể mua hóa đơn mà. Kể cả có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, thì người ta vẫn có thể tạo ra các giao dịch khác để chuyển tiền về cho bên kia, hoặc 1 bên trung gian liên quan đến bến đó. Làm sao để đảm bảo không có gian lận này, hoặc là gian lận thông đồng với nhà cung cấp để đẩy giá ăn hoa hồng? Đó chỉ là 1 vài ví dụ gian lận thôi. Bạn cần thực sự biết phải kiểm tra cụ thể thông tin gì trên các hồ sơ bạn chọn. Ở video này có rất nhiều ví dụ cụ thể gian lận gì, nhìn vào đâu để phát hiện.

Tiếp theo là loạt video về thủ tục kiểm soát. Các công ty kiểm toán chỉ làm phần này theo kiểu “kể chuyện” thôi, là mô tả lại ai trong khách hàng làm cái gì, ký vào đâu. Chứ không thực sự đánh giá xem việc kiểm soát đó đã đạt chưa. Vì họ đang hiểu lầm là thủ tục kiểm soát chỉ đề giảm thiếu khối lượng công việc kiểm tra cơ bản, nếu đơn vị kiểm soát tốt. Còn không thì kiểm toán phải mở rộng mẫu chọn kiểm tra.

Phần này bạn phải hiểu thật chắc chuẩn mực kiểm toán mà mình đã dạy trong khóa lý thuyết thì mới biết làm như vậy sai ở đâu. Còn ở trong khóa thực hành này, mình sẽ phân tích trường hợp của Wirecard để chứng minh thủ tục của EY theo hướng trên sai lầm ở đâu.

Ở loạt video thủ tục kiểm soát này, mình sẽ tập trung nói đến các rủi ro gian lận, và các kiểm soát chuẩn cho các rủi ro đó. Ngoài ra, mình còn nâng cấp hơn so với hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán. Đó là không chỉ xem xét kiểm soát của đơn vị, mà còn xem đến kiểm soát của các cấp độ cao hơn. Như vậy mới phát hiện ra được nhiều vấn đề được.

Đến loạt video phân tích, mình sẽ tổng kết các thủ tục phân tích, ví dụ thực tế trong từng phần hành riêng biệt, và phân tích trọn 1 bộ báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp Việt Nam, cũng như 2 doanh nghiệp nước ngoài là Wirecard và Luckin’ Coffee, là các vụ scandal nổi tiếng trong năm 2020.

Phần phân tích mới là đỉnh phong trong kiểm toán. Mình có thể ví dụ 1 vài trường hợp như sau. Mình đã từng nhìn vào hàng tồn kho là biết công ty đang giấu doanh thu; nhìn vào doanh thu, lợi nhuận là biết công ty có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động liên tục (dù đang rất lãi); nhìn vào phải trả người bán là biết công ty có các vấn đề về pháp lý (không phải quá hạn nợ); nhìn vào phần vay là biết công ty đang đẩy doanh thu lên cho đẹp báo cáo tài chính trước khi niêm yết; …

Còn rất nhiều nội dung hay nữa trong khóa học này. Mình chỉ có thể nói qua như vậy thôi. Hãy cứ từ từ tận hưởng kiến thức của khóa học này nhé.

Các video trong khóa học

Khóa học này có tổng cộng 63 video, với dung lượng 23 GB, tương đương khoảng 11h10′ video, cùng với 1 tổng hợp kiểm toán phần hành lương, bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân để các bạn xem lại sau khi học xong các video tương ứng. Các bạn an tâm học nhé. Giá 4.000k.

rất nhiều video miễn phí bạn có thể xem. Hãy tìm video có chữ “FREE”.

Nếu có video nào nói nhanh quá, thì hãy dùng các extension điều chỉnh tốc độ video xuống còn 0.9-0.8 là đẹp. Mình thường dùng video speed controller.

Thực tập sinh

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Cao thủ

error: Content is protected !!